301 Moved Permanently


cloudflare
 
 Tên truy cập:  
 Mật khẩu:  
 
 Trang chủ \ Tin tức và sự kiện \ Tin tức ngành  

Để ngành CN Titan phát triển mạnh, bền vững (26/10/2012)


Để ngành CN Titan phát triển mạnh, bền vững


Chính sách điều tiết của Nhà nước cần đảm bảo các điều kiện để DN đầu tư có hiệu quả

 Việt Nam có nguồn tài nguyên quặng Titan được phát hiện với trữ lượng khoảng 658 triệu tấn tại 89 điểm mỏ. Trong hơn 20 năm qua, ngành CN Titan đã khai thác 8 triệu tấn khoáng vật nặng, trong đó có khoảng 1 triệu tấn Zircon, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp (DN) Titan đang phải đối mặt với nhiều thách thức, một số đơn vị có nguy cơ phá sản nếu không được các Bộ, ngành quan tâm tháo gỡ những khó khăn bất cập để ngành Titan phát triển mạnh, bền vững.

 Với trữ lượng và tài nguyên quặng Titan lớn nên số lượng các DN tham gia khai thác, chế biến tăng  từ 30 đơn vị (năm 2006) lên trên 60 đơn vị (từ 2009 đến nay). Các DN hoạt động khoáng sản titan đã sở hữu hàng trăm giấy phép khai thác, phần lớn là các giấy phép khai thác tận thu. Đến tháng 6/2012 có 38 giấy phép khai thác quy mô CN với công suất 1.260.000 tấn/năm và hàng chục giấy phép đã có đầy đủ thủ tục đang chờ  cấp phép. Ngoài ra còn 42 dự án sẽ đuợc cấp mới trong kỳ quy hoạch từ nay đến 2020 với diện tích 28.027, 22 ha. Cả nước hiện có 10 nhà máy tuyển quặng và chế biến sâu đang hoạt động với công suất 56.500 tấn/năm, 2 nhà máy sản xuất Ilmenite hoàn nguyên công suất 20.000 tấn/năm và 5 nhà máy luyện xỉ đã sản xuất giai đoạn 1 đạt công suất 84.000 tấn/năm.

                  Khổ vì luật 

 Ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Titan Việt Nam cho rằng: Việc cấp nhiều giấy phép khai thác Titan đã gây nên ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sản lượng quặng tinh Ilmenite và quặng tinh Ilmenite làm nguyên liệu cho chế biến sâu khoảng 1 triệu tấn/năm, chưa kể khối lượng quặng khai thác và chỉ qua tuyển thô; chưa tính đến các giấy phép đang chờ cấp cũng như các giấy phép sẽ cấp trong kỳ quy hoạch; trong khi các dự án chế biến sâu đã đang và sẽ đầu tư không kịp sử dụng hết số lượng  tinh quặng sản xuất ra khiến cho sự tồn kho tinh quặng này lên tới con số khổng lồ, gây khó khăn cho DN, việc làm và đời sống người lao động, giảm nguồn thu cho ngân sách.

Số lượng các giấy phép khai thác tận thu quá nhiều, khối lượng khoáng vật nặng đối với mỗi giấy phép quá nhỏ, thời gian khai thác ngắn nên các DN không chú trọng đến đầu tư lựa chọn thiết bị, công nghệ tiên tiến cho khai thác, tuyển thô, không đầu tư cho tuyển tinh, hoàn thổ và tái tạo môi trường. Việc cấp phép tận thu thường cấp tại các điểm mỏ chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng đầy đủ nên các DN không có thiết kế khai thác mỏ, không kiểm soát được khai thác, làm thất thoát lớn tài nguyên khoáng sản (TNKS). Áp lực khai thác để giao mặt bằng cho các khu kinh tế, khu công nghiệp… đã làm cho các đơn vị chỉ đầu tư cho khai thác, không đầu tư cho tuyển tinh.Chínhh sách thuế, phí đối với Titan rất cao dẫn tới hiệu quả SXKD thấp, ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. Chủ trương tăng thuế xuất khẩu tinh quặng Ilmenite lên 30% để hạn chế xuất khẩu đối với quặng dư thừa sau khi cân đối đủ nguyên liệu cho chế biến sâu lại làm cho tình hình xuất lậu trốn thuế tăng lên và không khuyến khích các DN chế biến sâu vì giá bán tinh quặng Ilmenite từ 100-120 USD/tấn, giá bán xỉ titan  là 1200-1300 USD/tấn; 1 tấn quặng Ilmenite làm ra xỉ chịu thuế 65 USD, 1 tấn quặng tinh xuất khẩu chịu thuế 36 USD, trong khi sản xuất xỉ còn phải chịu chi phí điện, than, xăng dầu... Việc cấp mỏ khai thác tận thu không gắn với việc bắt buộc đầu tư công nghệ, thiết bị cho xưởng tuyển tinh để sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và tận thu triệt để TNKS; vì thế một khối lượng lớn quặng chỉ qua tuyển thô được phép tiêu thụ nội địa  nhưng trên thực tế là vận chuyển, buôn bán, xuất lậu để trốn thuế, gây thất thoát tài  nguyên.

    Tháo gỡ khó khăn cho DN, cách nào?

  Việc dừng xuất khẩu tinh quặng Ilmenite (tháng 6/2012) đã làm cho các DN Titan lao đao do lượng hàng tồn khó quá lớn. Riêng tại tỉnh Bình Định lượng tinh quặng tồn kho chưa xuất khẩu được lên tới 301.000 tấn. Ông Hồ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định đề nghị Chính phủ xem xét, kéo dài thời gian xuất khẩu tinh quặng Ilmenite tồn kho để DN có nguồn trả nợ vay ngân hàng, tạo việc làm ổn định cho người lao động, tăng thu cho ngân sách. Là một trong những DN tiên phong trong lĩnh vực khai thác, chế biến Titan với 11 nhà máy, ông  Dương Tất Thắng, Tổng Giám đốc TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) cho rằng: Chủ trương đầu tư cho chế biến sâu là đúng đắn, mang lại hiệu quả cao và phát triển bền vững cho các DN. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại và năng lực hiện có, các DN rất khó triển khai các dự án chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao như pigment, titan xốp… Vì thế, chính sách điều tiết của Nhà nuớc cần bảo đảm các điều kiện để DN đầu tư có hiệu quả. Tại cuộc tọa đàm Tháo gỡ khó khăn cho các DN Titan vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Titan VN, ông Lê Văn Lịch đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt “ Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng Titan giai đoạn 2020 có xét tới năm 2030” để các địa phương, DN chủ động trong đầu tư.. Tạo điều kiện cho DN vay vốn với lãi suất ưu đãi, đặc biệt là các dự án chế biến sâu có suất đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu. Tăng cuờng công tác quản lý nhà nuớc về hoạt động khoáng sản từ bảo vệ mỏ đến cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng Titan, chấm dứt tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán trí phép tài nguyên. Điều chỉnh các loại thuế, phí theo hướng giảm vì hiện tại các loại thuế, phí đối với sản phẩm này rất cao.Xem xét thực trạng mất cân đối giữ khối lượng quặng tinh sản xuất với khối lượng quặng tinh Ilmenite sử dụng làm nguyên liệu chế biến sâu hằng năm và khối lượng tồn kho để có lộ trình xuất khẩu hợp lý.

                                                       BỘ TN&MT

Những tin khác:
 Đánh giá hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng đá hoa trắng (20/08/2012)
 Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép (11/07/2012)
 Hội nghị tham vấn lần 2 về Quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường: Khai thác khoáng sản chưa đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường (11/07/2012)
 Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam: Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản (28/05/2012)
 Vụ sập đá tại Thủy Nguyên - Hải Phòng: Cảnh báo về an toàn và bảo hộ lao động tại các mỏ đá (28/05/2012)
 Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản sắp có hiệu lực (16/05/2012)
 Năm 2012, triển khai 19 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về Địa chất và Khoáng sản (20/03/2012)
 Điều tra cơ bản địa chất tạo bước phát triển cho ngành ĐC&KS Việt Nam (01/03/2012)
 Tăng cường quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản (27/02/2012)
 Khoanh định các khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ, dự trữ tài nguyên quốc gia và không đấu giá quyền khoáng sản (27/02/2012)