301 Moved Permanently


cloudflare
 
 Tên truy cập:  
 Mật khẩu:  
 
 Trang chủ \ Tin tức và sự kiện \ Tin tức ngành  

Hội nghị tham vấn lần 2 về Quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường: Khai thác khoáng sản chưa đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường (11/07/2012)


Ông Phan Xuân Dũng Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội phát biểu khai mạc

Hội nghị tham vấn lần 2 về thực hiện chính sách pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường được tổ chức tại thành phố Hạ Long(7/7) tiếp tục “nóng” với những ý kiến thẳng thắn của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các đại biểu quốc hội trước thực trạng khai thác chế biến khoáng sản chưa đạt hiệu quả cao, nhưng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

            Trong thời gian qua, Đoàn giám sát của UB Thường vụ Quốc Hội đã làm việc với 10 Bộ, ngành Trung ương, xem xét báo cáo của Chính phủ; giám sát tại 12 tỉnh, khảo sát tại 58 điểm mỏ của nhiều doanh nghiệp trên cả nước; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và mời các chuyên gia độc lập có kinh nghiệm trong lĩnh vực khoáng sản và bảo vệ môi trường; để thu thập thông tin, đánh giá về việc thực hiện pháp luật đối với ngành công nghiệp quan trọng này.
Theo báo cáo của TS.Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm UB. Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Phó trưởng Đoàn giám sát, hiệu quả đầu tư của ngành khai khoáng thời gian qua đóng góp vào tăng trưởng GDP không cao như mong muốn. Đầu tư của Nhà nước cho ngành khai khoáng thuộc nhóm đầu tư cao, nhưng hiệu quả đầu tư lại thuộc nhóm trung bình hoặc thấp theo từng giai đoạn. Lợi ích chủ yếu thuộc về các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội chưa tương xứng với vốn đầu tư. Tài nguyên đất nước bị xử dụng lãng phí trong khi Ngân sách Nhà nước thu được không tương xứng, cộng đồng dân cư địa phương phải gánh chịu hậu quả và chính quyền địa phương luôn phải tìm cách khắc phục.
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng trên theo đánh giá của Đoàn giám sát là do công tác xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về khoáng sản và Bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, một số văn bản pháp lật về đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đất đai, ngân sách còn nhiều vướng mắc, hạn chế, thiếu đồng bộ. Việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; trình độ, năng lực, công nghệ quản lý của cán bộ còn yếu và lạc hậu; thiếu cơ chế gắn kết, lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự sán của Trung ương và địa phương. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và quản lý nguồn lực khoáng sản chưa cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước chưa thực sự sâu rộng đến doanh nghiệp, người dân. Công tác lập, thực hiện qui hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án còn thiếu cơ sở, chưa tính toán đến các chi phí, lợi ích về mặt xã hội và môi trường; vốn đầu tư lớn, thời gian dự án kéo dài, thủ tục hành chính phiền hà và qua nhiều công đoạn, năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn còn hạn chế. Việc phân cấp quá mạnh về quản lý, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường về địa phương nhưng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử và xử lý vi phạm chưa thường xuyên.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc " Đấu giá quyền khai thác mỏ, quyền thăm dò mỏ là xác định sở hữu của Nha nước về khoáng sản và lựa chọn các doanh nghiệp đủ năng lực hoạt động trong lĩnh vực này".
 
Các bài tham luận và ý kiến phát biểu tại hội nghị đều nhất trí với các đánh giá của Đoàn giám sát. Các ý kiến trao đổi tập trung làm rõ các nguyên nhân liên quan tới việc tổ chức xây dựng văn bản pháp luật, phân cấp quản lý, xây dựng quy hoạch quản lý mỏ, khai thác và chế biến khoáng sản, minh bạch trong ngành khai khoáng. “Nóng” nhất là các ý kiến trái chiều đối với vấn đề đấu giá quyền khai thác mỏ và quyền thăm dò mỏ.
Đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, đại biểu Quốc hội, tổng kết Hội nghị, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội nhấn mạnh rằng, việc quản lý khai thác khoáng sản bền vững gắn liền với luật pháp và quan điểm. Các ý kiến đang đi dần đến sự thống nhất về quản lý, khai thác hiệu quả khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Đặc biệt đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc; khai thác khoáng sản còn gắn liền với an ninh quốc gia. Chương trình giám sát chuyên đề sẽ tiếp tục tham vấn ý kiến, hoàn thiện báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội vào phiên họp tháng 8/2012.
Thao Lan
Những tin khác:
 Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam: Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản (28/05/2012)
 Vụ sập đá tại Thủy Nguyên - Hải Phòng: Cảnh báo về an toàn và bảo hộ lao động tại các mỏ đá (28/05/2012)
 Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản sắp có hiệu lực (16/05/2012)
 Năm 2012, triển khai 19 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về Địa chất và Khoáng sản (20/03/2012)
 Điều tra cơ bản địa chất tạo bước phát triển cho ngành ĐC&KS Việt Nam (01/03/2012)
 Khoanh định các khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ, dự trữ tài nguyên quốc gia và không đấu giá quyền khoáng sản (27/02/2012)
 Tăng cường quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản (27/02/2012)
 Triển khai nhanh các nhiệm vụ thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị (27/02/2012)
 Mua một tấc đất được cả tấc vàng (05/12/2011)
 Thương vụ IPO "khủng" nhất trong năm của BIDV diễn ra ngày 28/12 (05/12/2011)